Cấy chuyền tế bào trong quy trình nuôi cấy tế bào động vật

Bài viết sau đây tóm tắt những thông tin chính liên quan đến kỹ thuật cấy chuyền tế bào trong quy trình nuôi cấy tế bào động vật dạng bám dính và dạng huyền phù.

Nội dung

Cấy chuyền tế bào là gì?

Cấy chuyền tế bào là một quy trình loại bỏ môi trường nuôi cấy cũ và chuyển các tế bào vào môi trường phát triển mới, cho phép các dòng tế bào hoặc chủng tế bào tiếp tục tăng sinh.

Tính từ khi được chuyển vào môi trường mới (seeding), tế bào sẽ tăng sinh từ pha lag sang pha log, thời điểm mà các tế bào tăng sinh theo cấp số nhân. Khi các tế bào bám dính chiếm tất cả không gian của giá thể và không còn chỗ để mở rộng, hoặc khi các tế bào
trong nuôi cấy huyền phù vượt quá khả năng hỗ trợ của môi trường, sự tăng sinh tế bào sẽ giảm đáng kể hoặc chấm dứt hoàn toàn. Để tế bào tiếp tục phát triển và tăng sinh với mật độ tối ưu, quần thể tế bào phải được chia ra và môi trường nuôi cấy mới phải được cung cấp vào.

Khi nào phải cấy chuyền tế bào?

Các tiêu chí để xác định thời điểm thực hiện cấy chuyền tế bào là tương tự nhau nuôi cấy tế bào bám dính và huyền phù

cấy chuyền tế bào
Đặc điểm phát triển của tế bào trong nuôi cấy

Mật độ tế bào

Các tế bào bám dính cần được cấy chuyền khi chúng đang ở pha log và trước khi đạt đến độ hợp lưu (confluency). Các tế bào bình thường ngừng phát triển khi chúng đạt đến
hợp lưu do hiện tượng “ức chế tiếp xúc”, và chúng phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau khi cấy chuyền. Các tế bào đã biến đổi có thể tiếp tục tăng sinh ngay cả sau khi chúng đạt đến độ hợp lưu, nhưng chúng thường trở nên suy thoái sau khoảng hai lần nhân đôi.

Xem thêm  Nguyên nhân và triệu chứng của Đái tháo đường tuýp 1

Tương tự, các tế bào trong hệ thống nuôi cấy huyền phù cần được cấy chuyền khi chúng ở trong giai đoạn tăng trưởng pha log và trước khi chúng đạt đến hợp lưu. Khi tế bào huyền phù đạt đến hợp lưu, các tế bào trong hệ thống sẽ kết dính với nhau và môi trường sẽ bị đục khi bình nuôi cấy bị khuấy.

Môi trường bị cạn kiệt

Sự giảm độ pH của môi trường tăng trưởng thường do sự tích tụ axit lactic, là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa tế bào. Axit lactic có thể độc hại đến các tế bào, và độ pH giảm có thể khiến cho sự phát triển của tế bào không còn tối ưu. Tỷ lệ của sự thay đổi pH thường phụ thuộc vào nồng độ tế bào nuôi cấy – nồng độ tế bào nuôi càng cao thì môi trường càng sớm bị cạn kiệt. Bạn nên thực hiện cấy chuyền tế bào nếu quan sát thấy độ pH giảm nhanh (> 0.1-0.2 đơn vị pH) với nồng độ tế bào tăng lên.

Lên lịch trình cấy chuyền

Cấy chuyền các tế bào của bạn theo một lịch trình nghiêm ngặt sẽ đảm bảo độ tái lặp trong tính năng của các tế bào và cho phép bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng. Bạn có thể thay đổi mật độ “gieo hạt” (seeding) tế bào cho đến khi đạt được tốc độ tăng trưởng và sản lượng ổn định phù hợp với loại tế bào của bạn. Từ đó, những sai lệch so với mô hình tăng trưởng đã được thiết lập này thường chỉ ra rằng quá trình nuôi cấy có điểm bất ổn (ví dụ: tế bào bị suy thoái, ngoại nhiễm) hoặc một thành phần của hệ thống nuôi cấy không hoạt động đúng (ví dụ: nhiệt độ không tối ưu, môi trường nuôi cấy quá cũ).

Xem thêm  Chất bảo quản thực phẩm có hại hay không?

Bạn nên ghi nhật ký nuôi cấy tế bào chi tiết, liệt kê lịch trình thay môi trường và cấy chuyền, loại môi trường được sử dụng, quy trình tách tế bào, tỷ lệ phân chia quần thể tế bào, hình thái tế bào quan sát được, nồng độ gieo tế bào (seeding), năng suất, và việc sử dụng kháng sinh.

Tốt nhất là thực hiện các thí nghiệm và các quy trình không theo quy định (ví dụ: thay đổi loại môi trường) theo lịch cấy chuyền. Nếu lịch trình thí nghiệm của bạn không phù hợp với lịch cấy chuyền, bạn phải đảm bảo rằng bạn không thực hiện cấy chuyền các tế bào của bạn trong khi chúng vẫn còn trong pha lag hoặc khi chúng đã đạt đến hợp lưu và đã ngừng phát triển.

 

Nội dung bài viết được tham khảo từ ThermoFisher Scientific dịch và chỉnh sửa bởi sinhhocphantu.net

 10,733 total views,  2 views today