Que thử thai là một dụng cụ rất phổ biến trong đời sống con người ngày nay. Dụng cụ này trông bề ngoài rất đơn giản và còn khá rẻ tiền. Tuy nhiên, bạn đã biết cơ chế hoạt động bên trong của những chiếc que be bé, xinh xinh này chưa? Đó chính là sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể. Kháng nguyên ở đây là hóc-môn nội tiết thai nghén hCG (human chorionic gonadotropin) có trong nước tiểu của người phụ nữ và được phát hiện bởi 2 loại kháng thể có trong que thử thai. Sau khi trứng được thụ tinh vài ngày, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hCG và đến ngày thứ 7 của thai kỳ, lượng hCG này sẽ tăng lên rất nhanh và dễ dàng đo được bằng que thử. Ngoài sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể, bạn sẽ thấy còn có sự tương tác giữa kháng thể và kháng thể khi tìm hiểu kỹ về cơ chế của chiếc que thử thai này.
Tôi biết đến lúc này bạn còn cảm thấy mù mờ về cơ chế hoạt động của chiếc que thử thai này với không ít câu hỏi. Nào là tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể là gì? Tại sao kháng thể và kháng thể có thể bắt cặp với nhau? Tại sao trên que có thể hiện vạch màu? Tại sao que xuất hiện “1 vạch” thì là không có thai còn “2 vạch” thì là có thai? Nếu vậy, mời bạn cùng tìm hiểu về cơ chế tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể bằng chương trình flash minh họa bên dưới.
Lưu ý: Để xem được chương trình, bạn vui lòng cài đặt Adobe Flash Player tại đây. Trước khi nhấp vào nút “Install now”, bạn nhớ bỏ chọn 2 Option Offers ở giữa trang để tránh cài thêm McAfee Security Scan Plus và McAfee Safe Connect.
[swf src=”http://www.sinhhocphantu.net/wp-content/uploads/2018/08/pregtest.swf” height=”600″ width=”800″][/swf]
Bài viết thuộc bản quyền của Sinh Học Phân Tử Bên Giảng Đường.
11,644 total views, 18 views today