Hệ xương là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Nó giúp bảo vệ những mô mềm bên trong, bao gồm não, tim và phổi. Trong mô xương có 2 loại tế bào quan trọng. Đó là osteoblasts, tế bào tạo xương và osteoclasts, tế bào phân hủy xương. Hoạt động của chúng được điều hòa bởi các hoóc-môn trong cơ thể. Sau 30 tuổi, tốc độ hình thành xương sẽ bị chậm lại và bị cạnh tranh khốc liệt bởi hiện tượng phân hủy xương. Loãng xương là một tình trạng mà xương của người bệnh trở nên mỏng và xốp hơn bình thường. Căn bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể là bệnh lý ở trẻ em hoặc người trưởng thành. Một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương ở phụ nữ là sự thiếu hụt hoóc-môn estrogen. Sự thiếu hụt này thường xảy ra khi vào thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc là và uống rượu quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
Mời các bạn xem video do bệnh viện Manipal (Ấn Độ) đăng tải bên dưới với phần phụ đề Việt ngữ do SSMB biên soạn để có thêm thông tin về những nguy cơ mắc bệnh loãng xương và phương pháp điều trị tương ứng.
[youtube-subtitles width=”640″ height=”360″ id=”5btM1qZ4CeU?cc_load_policy=0″ sub=”www.sinhhocphantu.net/wp-content/uploads/subtitles/VN-Risk Factors And Medications For Osteoporosis – Manipal Hospitals – YouTube-VN.srt”]
Bài viết thuộc bản quyền của Sinh Học Phân Tử Bên Giảng Đường.
2,081 total views, 5 views today