Nguyên nhân và điều trị Đái tháo đường tuýp 2

đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose trong máu người bệnh cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân khởi phát của đái tháo đường tuýp 2 có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào trong cơ thể kháng với insulin, hoặc cả hai. Khi các tế bào kháng với insulin, các thụ thể trên bề mặt tế bào bị biến dạng hoặc bị mất đi và insulin không thể “mở khóa” tế bào để glucose đi vào bên trong. Hậu quả của việc này là nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng cao đường huyết (hyperglycaemia).

Để chống lại tình trạng hyperglycaemia, tuyến tụy của người bệnh sẽ sản xuất ngày càng nhiều insulin. Điều này làm cho các tế bào beta trở nên quá tải và dần mất đi khả năng sản xuất insulin như ban đầu. Nếu như không được điều trị đúng đắn, tình trạng hyperglycaemia sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm cetone a-xít và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thời gian, bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra tổn thương mô, dẫn đến nhiều biến chứng lâu dài như xơ vữa động mạch, mù mắt, bệnh thần kinh, tụy tim mạch và suy thận.

Nội dung

Video do bệnh viện Manipal (Ấn Độ) đăng tải bên dưới với phần phụ đề Việt ngữ do SSMB biên soạn sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

 

[youtube-subtitles width=”640″ height=”360″ id=”vkvqnozpVxY?cc_load_policy=0″ sub=”www.sinhhocphantu.net/wp-content/uploads/subtitles/VN-Causes & Treatment Of Type 2 Diabetes – Manipal Hospital – VN.srt”]

Theo dõi các video thú vị khác về các chuyên ngành sinh học tại đây:

http://www.sinhhocphantu.net/category/video-chuyen-nganh/

 

Xem thêm  Bệnh đái tháo đường - Mô phỏng

Bài viết thuộc bản quyền của Sinh Học Phân Tử Bên Giảng Đường.

 2,106 total views,  1 views today