Bạn có bao giờ nghĩ một phương pháp chữa trị cao cấp như liệu pháp tế bào lại “bị” dùng để chữa trị cho các bệnh nhân bị gãy xương không?
Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 8 triệu người bị tai nạn dẫn đến gãy xương. Trong hầu hết các ca này, thông thường xương sẽ tự lành trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi xương không thể tự lành do mạch máu không thể hình thành tại vết gãy, những bệnh nhân này được gọi là “gãy xương không tự liền” (non-union bone fracture). Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều. Tuy nhiên, phương pháp y học tái tạo có thể mang lại cho họ một hy vọng. Trong liệu pháp tế bào này, các tế bào gốc đơn năng thu nhận từ chính bệnh nhân sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành mạch máu tại vết gãy. Từ đó, quá trình tự lành của xương cũng được đẩy mạnh, giúp bệnh nhân mau phục hồi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về vai trò của liệu pháp tế bào trong việc chữa trị chứng “gãy xương không tự liền” tại đây
Sau đây, xin mời bạn theo dõi video do Nature thực hiện với phần PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ do SSMB biên soạn.
[youtube-subtitles width=”640″ height=”360″ id=”z7HYbz72pDw?cc_load_policy=0″ sub=”www.sinhhocphantu.net/wp-content/uploads/subtitles/Bridging the gap_ Cell therapies for non-union bone fracture-VN.srt”]
Nội dung
Vài con số thống kê về các trường hợp gãy xương
- Tại Anh, độ tuổi bị gãy xương cao nhất ở nam giới là 15-24 tuổi trong khi ở nữ giới là trên 85 tuổi.
- 55 là độ tuổi mà nguy cơ bị gãy xương ở phụ nữ bắt đầu tăng đều, nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh loãng xương.
- Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 400.000 người bị “gãy xương không tự liền”.
Theo dõi các video thú vị khác về các chuyên ngành sinh học tại đây:
http://www.sinhhocphantu.net/category/video-chuyen-nganh/
Bài viết thuộc bản quyền của Sinh Học Phân Tử Bên Giảng Đường.
2,572 total views, 7 views today